Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã 3 lần được UNESCO tái công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, núi non kỳ vỹ, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, những di tích kiến trúc độc đáo.

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ

Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã 3 lần được UNESCO tái công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu. Nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, núi non kỳ vỹ, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, những di tích kiến trúc độc đáo.
Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 1.

Đầu tháng 9/2023, Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã tái công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO lần thứ ba đối với Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, và là công viên duy nhất được 3 lần tái công nhận danh hiệu này.

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 2.

Cao nguyên đá Đồng Văn là vùng núi đá có độ cao từ 1.100 - 1.600m so với mực nước biển, trải dài trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ với diện tích trên trên 2.300km2.

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 3.

Nơi đây hiện có gần 300.000 người sinh sống với 17 dân tộc thiểu số, chiếm 90% dân số cả vùng. Trong đó dân tộc Mông chiếm 80% số dân, lên đến hơn 240.000 người. Đây là vùng tập trung người Mông đông nhất cả nước. Trong ảnh, trung tâm thị trấn Phố Bảng – một trong 2 thị trấn của huyện Đồng Văn (Hà Giang).

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 4.

Vùng đất này là sự kết hợp ngoạn mục và độc đáo giữa những đỉnh núi cao vun vút và hẻm vực sâu thăm thẳm tại phần kéo dài của dãy núi phía Đông rặng Himalaya. Trong đó đỉnh núi cao nhất – Mạc Vạc (1.971m) và hẻm sâu nhất – Tu Sản, cũng là hẻm vực sâu nhất của Đông Nam Á, với chiều sâu vách đá lên tới hơn 700m.

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 5.

Cao nguyên đá Đồng Văn có niên đại từ kỷ Cambrian (khoảng 550 triệu năm trước). Đến nay, công viên đá đã trải qua 7 thời kỳ địa chất khác nhau. Khi đến đây, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những dấu vết còn lưu lại trong các di chỉ cổ sinh vật học, địa tầng, địa mạo, kiến tạo, karst, hang động và đứt gãy quan trọng. Chúng phản ánh hai trong số năm sự kiện lớn nhất trong lịch sử sinh giới của Trái đất, là những ranh giới tuyệt chủng sinh giới hàng loạt.

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 6.

Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước, các dân tộc trên cao nguyên đá đã thổi hồn mình vào từng mỏm đá, ngọn núi, dòng sông. Chính vì vậy, mỗi tấc đấc nơi “phên dậu” của Tổ quốc luôn thấm đẫm các trầm tích văn hóa, thể hiện đậm nét thế giới quan, nhân sinh quan độc đáo của con người nơi đây. Trong ảnh là một bản làng biên giới, dưới chân dãy núi đá của huyện Đồng Văn.

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 7.

Hiện nay, cộng đồng các dân tộc sinh sống trong vùng vẫn duy trì các nét văn hóa bản địa thông qua nếp sống, kiến trúc, ẩm thực, lễ tục. Ngoài ra, tại nhiều địa phương ở cao nguyên đá, các phiên chợ vẫn được duy trì. Trong ảnh, chợ phiên dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn).

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 8.

Cao nguyên đá Đồng văn được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu lần đầu tiên vào năm 2010. Đến nay, cao nguyên đá đã có nhiều khởi sắc, các cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản gắn với phát triển du lịch bền vững ngày càng gia tăng. Trong ảnh là Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc).

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 9.

Lượng du khách tăng từ 2.000 lượt khách (2010) đến 2,2 triệu lượt vào năm 2022, dự kiến cả năm 2023 sẽ đạt trên 3 triệu lượt khách. Du lịch phát triển cũng tạo nguồn sinh kế bền vững, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, làm thay đổi rõ nét cuộc sống của cộng đồng các dân tộc trên cao nguyên đá. Trong ảnh, du khách chụp ảnh lưu niệm tại Dinh nhà Vương (huyện Đồng Văn).

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ của cao nguyên đá Việt Nam được thế giới ngưỡng mộ - Ảnh 10.

Tam giác mạch từ một loại cây lương thực được trồng rải rác trên các dãy núi đã với quy mô nhỏ, ngày nay đã được phát triển và nâng tầm thành một biểu tượng của người dân vùng cao nguyên đá. Lễ hội hoa Tam giác mạch được tổ chức đầu tiên vào năm 2015, đến nay, ngày càng mở rộng quy mô với diện tích hơn 400ha (năm 2023) để phục vụ khách du lịch tham quan, check-in và trải nghiệm các sản phẩm làm từ loại cây này.

Ngày nay, Cao nguyên đã Đồng Văn đã trở thành điểm đến tham quan lý tưởng của du khách trong nước nói riêng và du khách quốc tế nói chung. Đánh giá tiềm năng của mảnh đất này, Tổ chức giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards - WTA) trao giải thưởng: “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 (Asia's Leading Emerging Tourism Destination 2023)” cho tỉnh Hà Giang.

Thiện Tâm

02/11/2023 08:10